icon_homeTRANG CHỦ >> Phương pháp trồng cây bơ công trình cho năng suất cao

  • Phương pháp trồng cây bơ công trình cho năng suất cao

    Để mang tới năng suất cao về cây trồng - hôm nay chúng tôi xin chia sẻ kiến thức cho bạn về phương pháp trồng cây bơ mang tới năng suất cao nhất, hiệu quả nhất.


    Vào những năm 1940 cây bơ đã được trồng phổ biến tại nước ta. Mặc dù có nguồn gốc từ Mexico nhưng cây khá phù hợp với thời tiết khí hâụ Việt Nam. Dưới đây là một số kỹ thuật trồng cây bơ đơn giản cho năng suất cao.

    So với một số loại cây ăn quả khác, cây bơ khá dễ trồng và có khả năng thích nghi rộng rãi với nhiều điều kiện thời tiết khá nhau. Thậm chí bạn có thể trồng bơ trên nền đất kém dinh dưỡng, ít màu mỡ. Ngoài mang lại giá trị về kinh tế, cây bơ còn là loại quả mang lại khá nhiều dinh dưỡng. Quả được bao bọc bởi lớp vỏ dày nên các loại sâu bệnh rất khó xâm nhập, ít phải sử dụng tới thuốc bảo vệ thực vật.

    Phương pháp trồng cây bơ đơn giản nhất


    Cây bơ được coi là giống dễ trồng, tuy nhiên nền đất thích hợp và cho năng suất cao nhất đó là nền đất đỏ Bazan. Điều kiện để trồng được loại cây này đó là:

    - Vị trí trồng thoát nước  tốt. Đây cũng là một nhược điểm khiến cho vùng Tây Nam Bộ khó có thể phát triển được cây bơ.

    - Độ pH = 5 – 6.

    - Đối với vùng đất đồi núi dốc, cần làm biện pháp chống xói mòn đất.

    Muốn trồng cây bơ cho năng suất cao bạn cần sử dụng phương pháp ghép đúng giống cây tốt, khỏe mạnh, có khả năng chống chọi với sâu bệnh, quả đẹp, cho năng suất và chất lượng quả cao. Nếu trồng bằng hạt, hạt dễ bị phân ly nên chất lượng quả không đảm bảo được chắc chắn. Bà con trồng bơ cần nắm vững được một số điều kiện trồng bơ sẽ cho ra cây bơ công trình đúng như ý muốn.

    - Khoảng cách, mật độ trồng cây: Mật độ thích hợp nhất để trồng cây bơ: 9m x 6m; 8m x 7 m (có thể trồng các loại cây khác để xen kẽ kết hợp). Đối với vùng đất trồng để chắn gió cho café bạn có thể trồng với mật độ 9m x 12m

    Cây bơ giống


    - Độ rộng hố: 60 cm x 60 cm x 60 cm.

    - Bón lót phân chuồng trước khi trồng. Mỗi hố khoảng 15 – 20 kg phân chuồng hoai mục + 0,5kh phân lân NPK + Vôi bột rải để phòng trừ sâu bệnh.

    - Khi đặt bầu xuống đất, bạn dùng dao rạch phần túi nilon ở đáy lên khoảng 10 cm, tránh làm vỡ bầu, cắt bỏ những rễ mọc dài ra khỏi bầu đất, đặt bầu thấp hơn mặt đất 5cm ngọn quay về hướng gió, tiến hành lấp đát ½ bầu cây. Sau đó rút túi nilon từ từ kết hợp với tay vun đất vào gốc cây, nén xung quanh bầu đất.

    - Sau khi trồng xong cần che bóng cho cây, cắm cọc và giữ cho cây thẳng đứng, không bị quật đổ do mưa bão.

    Bón phân định kỳ

    + Đối với cây con: Nên bón 4 – 5 lần/ 1 năm. Lượng phân bón sẽ phụ thuộc vào tuổi của cây. Khi cây bắt đầu ra quả cần bón nhiều lượng Kali hơn. Và lượng phân bón sẽ ổn định vào quỹ đạo khi cây được 9 – 10 năm tuổi.

    + Cây bơ phát triển hơi nghịch mùa so với các loại như cây Bưởi công trình, cây cam,… Độ dinh dưỡng cũng cần phải cân đối theo tuổi của cây. Bà con cần bón bổ sung thêm vôi bột và phân hữu cơ thông qua lá: Phun phân bón lá cao cấp như: Antonic, Alpha Super; Trước khi bón lần 4 cần sử dụng thuốc Grow More.

    Tỉa cành tạo tán


    + Mỗi năm tiến hành tỉa cành cho cây từ 2 – 3 lần.

    + Tỉa cành cho cây sau khi thu hoạch quả.

    + Tỉa những chồi ghép, cành bị sâu bệnh, tỉa trống ở phần gốc để nâng độ cao của cây, tạo tán tròn đồng đều, thông thoáng.

    + Để cây phát triển cho quả đẹp, bà con nên loại bỏ những hoa ra trái vụ để cây dồn sức tập trung nuôi quả đúng vụ năng suất cao.

    + Khi cây còn nhỏ, chưa phát triển ổn định, bạn cần chăm sóc hợp lý, tưới nước đều đặn, không tự ý cắt tỉa, tránh trường hợp làm lệch mùa so với đặc tính cây trồng.

    Chăm sóc khi mới trồng


    + Cây mới trồng cần cung cấp đủ nước, tưới nhiều lần với lượng nước vừa phải. Vào mùa khô bạn có thể tưới 10 – 15 ngày/lần kết hợp với phương pháp ủ gốc. Nên tưới đều tránh trường hợp tưới đẫm quá, rồi lại để đất khô cứng, làm đứt bộ rễ của cây, khiến cây không phát triển được, dẫn tới chết.

    Phòng trừ sâu bệnh hại cây:


    + Cây bơ hay bị bệnh thối rễ, nứt thân do loại nấm Phytophthrora cinamoni gây ra. Triệu chứng khi bị bệnh: Tán lá xơ xác, đổi từ màu xanh sang màu xanh nhạt, dần dần rụng xuống. Những lá ở phần ngọn cũng dần rụng hết , cây sẽ chết từ ngọn xuống phần thân chính. Biện pháp phòng trừ: Cần tránh gốc ẩm ướt lâu ngày, phát hiện sớm những vết nứt dọc thân, thâm đen ở mạch gỗ.

    + Bệnh xuất hiện khi đang ra trái: Khi quả phát triển, trên quả thấy xuất hiện những điểm đen nhỏ ở vỏ quả, triệu chứng nhìn khá rõ trên những quà bơ sáp sắp vào mùa thu hoạch.  Làm cho mã quả sần sùi, xấu xí, giảm giá thành.

    + Bệnh khô cành: Bệnh này do loại nấm Colletotrichum cloeosporiodes, khi bị bệnh trái sẽ bị nhũn. Bệnh này xuất hiện phổ biến ở những cây mới trồng, có ít lá.

    + Bọ xít: Loại côn trùng này gây hại cho những đọt non, lá non, làm cho cây héo úa, quả thâm đen và rụng. Hoặc những quả to thì gây ra những chấm đen nhiều vô vàn trên quả, dẫn tới hiện tượng chai cứng thịt quả, rụng quả. Làm giảm năng suất và chất lượng quả.

    + Bệnh do một số côn trùng như: Mối, dễ, kiến, sùng và đặc biệt là loại rệp sáp. Những côn trùng này tập trung trong đất ở độ sâu 50 cm. Chúng làm cho cây chậm sinh trưởng thậm chí lá vàng úa, dễ bị chết.

    + Mọt đục thân: Ở những vườn bơ lớn, loại sâu này xuất hiện khá phổ biến, chúng tạo những lỗ đục nhỏ trên thân cây, đùn ra lớp phấn trắng, lỗ đục tuy nhỏ nhưng lại là nguyên nhân giảm sinh trưởng và phát triển của cây trong mùa mưa.

    Để đảm bảo được chất lượng của quả bơ, bà con nên thu hoạch quả từ 2 – 4 đợt/ năm.

    Trên đây là phương pháp mà chúng tôi rút ra từ kinh nghiệm thi công thực tế. nếu qý khách có nhu cầu mua cây công trình tại hà nội hoặc muốn tìm hiểu thêm về chủng loại cây khác, cùng với những dịch vụ thiết kế cảnh quan sân vườn, cho thuê cây cảnh tại hà nội xin vui lòng liên hệ tới chúng tôi qua số 0982222998
  • Trở lại