icon_homeTRANG CHỦ >> Cách trồng cây nguyệt quế đơn giản

  • Cách trồng cây nguyệt quế đơn giản

    Một trong những phương pháp trồng cây nguyệt quế đơn giản và mang lại hiệu quả cao  - Vinatrees cung cấp bán cây xanh công trình giá rẻ tại hà nội, chúng tôi hiện cung cấp các cây công trình cho các dự án đô thị, nhà ở, khu công nghiệp,  resot/... LH 0982222998 để biết thêm thông tin chi tiết.


    Cách trồng và chăm sóc cây nguyệt quế luôn xanh tốt, ra hoa đẹp quanh năm luôn là đề tài nhiều nhà vườn chú ý. Nguyệt quế luôn là loại cây được ưa chuộng không chỉ vì chúng dễ trồng mà còn vì vẻ đẹp thanh thoát của cây, của hoa và quả.

    Cây nguyệt quế có phương pháp trồng khá đơn giản. Tuy nhiên, để có được cây Nguyệt Quế đẹp, ra nhiều hoa thì cần phải có kỹ thuật chăm sóc đúng với từng giai đoạn phát triển của cây.

    Nguyệt Quế có tới 4 phương pháp nhân giống: Chiết cành, Giâm cành, Ghép mắt, Gieo hạt.


    - Biện pháp ghép mắt: Chọn gốc ghép mọc thẳng, không nhiễm sâu bệnh, không bị dị dạng. Nhánh ghép phải đạt tiêu chuẩn như sau: Cây mẹ sinh trưởng khỏe mạnh, không nhiễm sâu bệnh, chọn những nhánh mọc ngoài trảng, sau đó tách mắt ghép có kích thước vừa phải, lưu ý, mắt ghép phải nhỏ hoặc vừa với miệng ghép, tránh trường hợp bị bầm dập, có những tạp chất dơi vào gốc ghép. Đây là phương pháp được sử dụng nhiều nhất hiện nay.

    - Phương pháp chiết cành: Chọn những cành bánh tẻ, khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, đã ra hoa được 1 -2 năm. Sinh trưởng tốt và mọc ở vị trí ngoài trảng.

    - Phương pháp giâm cành: Sử dụng những đoạn cành bánh tẻ và các yếu tó sinh học để kích thích sự ra rễ mới. Cũng như biện pháp cắt ghép, và chiết, biện pháp giâm cành cũng cần phải chọn những cây mẹ khỏe mạnh, không bị biến dị, phân ly. Đây cũng chính là đặc tính tốt khi nhân giống bất kỳ loại cây nào. Bạn cần chọn được những cành bánh tẻ, vừa mới sinh trưởng ổn định, vỏ cành đang chuyển sang màu nâu hoặc xám. Dùng kéo sắc cắt bỏ phần chồi bên trên cành. Lưu ý chọn những chồi khỏe mạnh, dùng kéo sắc cắt vát một góc 30 độ.  Sau đó chuẩn bị hom, cắt cành xong cần giâm ngay vào các hom. Nên cắt vào những ngày râm mát, hoặc nắng nhẹ. Sử dụng chất IBA để kích thích mọc rễ mới. Nên cắt giâm cành từ tháng 6 – tháng 8. Sau khi hom ra rễ bạn cần tưới giữ ẩm trong vườn ươm. Điều chỉnh ánh sáng trong vườn ươm, sau 3 – 5 tháng là có thể tách dần dàn che. 6 tháng dỡ bỏ dàn che hoàn toàn.

    - Phương pháp gieo hạt: Phương pháp này ít được áp dụng đối với cây Nguyệt Quế.

    Kỹ thuật chăm sóc tạo tán cho cây Nguyệt Quế


    - Để có cây Nguyệt Quế đẹp bạn cần thường xuyên cắt tỉa cành nhánh cho cây mỗi tháng 1 lần vào mùa mưa, tháng 2 lần vào mùa nắng. Việc cắt tỉa nhằm mục đích tạo dáng đẹp cho cây, tạo tán hình tháp hoặc tròn tùy vào sở thích của từng người.

    - Phòng trừ sâu bệnh:

    + Bệnh Loét do vi khuẩn xâm nhập. Ta có thể nhìn thấy bệnh dựa vào lá và trái. Những triệu chứng ban đầu sẽ là những vết nhỏ, sũng nước có màu xanh đậm sau đó biến đổi thành màu nâu nhạt, mọc nhô lên ở trên mặt lá, hoặc vỏ quả. Khi phát hiện cần cắt lá, loại bỏ quả để tiêu hủy cành bệnh. Kết hợp phun thuốc Copperrzinc, Zeneb 80 BHN…

    + Bệnh thối gốc chảy nhựa: Bệnh này do một loại nấm có tên là Phytopthora sp gây nên. Triệu chứng ban đầu là phần thân gốc bị úng nước, thối và biến dạng, sau đó nứt dọc thân, chảy ra mủ có mùi hôi. Gây ra hiện tượng vỏ rễ bị thối, rất rễ tuột, lá bị vàng úa, rễ con không sinh trưởng được, Khi phát hiện bệnh cần ngăn chặn bằng thuốc tím 1% hoặc các loại thuốc như Captan 75 BTN, Copper Zinc, Aliette 80 BHN….

    + Phòng trừ sự xâm nhập của rầy mềm và rầy chổng cánh. Chúng sẽ thực hiện chích hút dinh dưỡng từ các chồi non, kìm hãm sự phát triển của cây làm cho những chồi non bị chết dần chết mòn. Với 2 loại bệnh này cần phải phòng trừ bằng thuốc Polytrin P 440EC (tỉ lệ 8-15cc/bình 8 lít), Supracide 40EC ( tỉ lệ 10-15 cc/bình 8 lít).

    - Bón phân định kỳ cho cây bằng phân hữu cơ: Phân chuồng hoai mục, phân NPK, Kali… giúp cho cây sinh trưởng tốt, lá bóng đẹp.

    - Đối với những cây kiểng bonsai như cây Nguyệt Quế, cây thông, cây tùng la hán, cây sanh, cây si… rất cần chăm sóc cắt tỉa tán thường xuyên để cây có được vóc dáng đẹp, hài hòa tuyệt đối. Việc tạo hình cũng phải kết hợp giữa khung cảnh và chậu cây. Đa phần những cây đẹp thường có gốc to và ngọn nhỏ. Bạn chỉ cần áp dụng biện pháp tạo hình như vậy bạn sẽ có một cây cảnh bonsai đúng nghĩa.

    - Đối với những cây trồng ở trong chậu, nếu thiếu dinh dưỡng, cây xuống sức rất nhanh, bởi vậy, muốn cây phát triển tốt bạn cần cung cấp đủ đất, đủ dinh dưỡng. Thay chậu định kỳ phù hợp với kích thước của bộ rễ. Khoảng 3 – 4 tháng tiến hành thay chậu 1 lần.

    Nguyệt Quế là một loại cây biểu trưng cho sự chiến thắng, bởi vậy các nhà vườn rất ưa chuộng. Ngoài việc mang lại hương thơm, cây còn rất phù hợp cho việc thiết kế sân vườn biệt thự, khu đô thị, và các công viên, trường học… Nhiều người cho rằng, Nguyệt quế có khả năng trừ ta ma, nên theo tâm linh họ lại càng quý trọng và lựa chọn nhiều hơn cho nhu cầu của mình.
     
    Vinatrees còn cung cấp các sẩn phẩm cây xanh, cây cảnh văn phòng, các dịch vụ cho thuê cây cảnh văn phòng, dịch vụ chăm sóc cây xanh tại hà nội, dịch vụ thiết kế cảnh quan, để nhận báo giá cây xanh công trình vui lòng quý khách liên hệ tới số 0982222998
  • Trở lại